Dựa vào việc tiếp cận đa chiều giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, Đại học Quốc tế Bắc Hà không ngừng mở rộng, nâng cao hợp tác doanh nghiệp, từ đó sự mang đến gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững để nguồn nhân lực được sử dụng có ích và hiệu quả cao.
Sự cần thiết của việc gắn kết bền vững giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Với sự phát triển như vũ bão của tất cả các ngành nghề trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, bài toán về nhân lực giỏi đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thực sự cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiều ngành nghề mới sinh ra và nhu cầu về nhân lực không chỉ vững chuyên môn mà còn phải giỏi kỹ năng, ứng dụng công nghệ và nhạy bén trong công việc ngày càng gia tăng.
Để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong nền kinh tế số thì việc bắt tay hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được xem là chìa khóa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề hiện nay được các trường đại học chú trọng.
Theo đó, doanh nghiệp và nhà trường cùng phối hợp để xây dựng, cập nhật các chương trình học mới, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập… Sự liên kết chặt chẽ này giúp công tác đào tạo nhân lực phát triển theo hướng sát với thực tế sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động.
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà quyết liệt triển khai liên kết doanh nghiệp
Nhận thức được điều đó, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã xây dựng mô hình đại học trải nghiệm và đổi mới sáng tạo, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nhà trường gắn liền với doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường gắn với việc làm, thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến”.
PGS.TS Nguyễn Quốc Trung – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, hơn 50% thời gian học tập của sinh viên là trải nghiệm thực tế. Sinh viên được học tập thông qua thảo luận, phản biện, thuyết trình và nghiên cứu với các đầu bài từ thực tế doanh nghiệp, áp dụng lý thuyết được học vào những dự án phát triển sản phẩm, tham gia những chuyến thực địa, kiến tập, thực tập ngay tại gần 300 đơn vị thành viên cũng như các công ty, doanh nghiệp đối tác của Nhà trường.”
Ngoài ra, sinh viên được khuyến khích, tạo điều kiện tiếp cận môi trường nghiên cứu và tham gia các dự án nghiên cứu chuyển giao từ năm thứ 2, được đồng hành cùng các giảng viên, nhà khoa học. Các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có tính ứng dụng cao sẽ được hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn.
Những hoạt động này đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, sinh viên được cọ sát với môi trường thực tế, được tiếp cận sâu hơn các ngành, nghề mới trong thời đại kinh tế số.
PGS.TS Nguyễn Quốc Trung cho biết thêm, “Thực tế sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã và đang phát triển thuận lợi, mang đến những hiệu quả nhất định cho nhà trường, doanh nghiệp đặc biệt là cơ hội việc làm với sinh viên. Với những thành quả đạt được, nhà trường, doanh nghiệp phải sát sao hơn nữa, thực sự đồng hành với nhau, không ai đặt cao hơn ai, tiến tới xây dựng hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp, cộng sinh với nhau, phát triển bền vững. Vì sự phát triển chung của xã hội”.
Hiện nay nhà trường đã có sự liên kết chặt chẽ và hợp tác với khoảng hơn 300 doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế trong liên kết đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ với những cái tên lớn như: CMC, Viettel, FPT, Intel, Samsung, LG,… Sự “liên minh” chiến lược giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho trường mà bản thân các doanh nghiệp cũng có lợi.
Nếu trước đây, sau khi tuyển dụng lao động các doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại hay đào tạo thêm do sinh viên mới ra trường đa phần chưa có kiến thức thực tế, thì hiện nay, khi có sự liên kết chặt chẽ ngay từ trong quá trình đào tạo với nhà trường sẽ giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng ngay các lao động này mà không cần bỏ thêm chi phí và thời gian đào tạo.
Có thể khẳng định rằng, hoạt động hợp tác giữa Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà và doanh nghiệp trong những năm qua đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Thông qua đó, nhà trường cũng được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động đánh giá cao. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tăng hàng năm, uy tín và thương hiệu của trường ngày càng được khẳng định.
Với tầm nhìn trở thành một trường học định hướng đổi mới sáng tạo, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp và hướng nghiệp, thúc đẩy các sản phẩm mới để tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội, thì việc liên kết với doanh nghiệp sẽ phải được thực hiện một cách chặt chẽ, sâu sắc và toàn diện hơn.
Nhà trường cũng đã xây dựng chiến lược, kế hoạch lâu dài về vấn đề này. Đồng thời, toàn bộ đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên của trường tham gia với tinh thần quyết tâm cao nhất với trách nhiệm và hành động tích cực, hoạt động kết nối doanh nghiệp của Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà chắc chắn sẽ tiếp tục được nâng tầm trong thời gian tới.
Năm 2024, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà tuyển sinh 26 chuyên ngành hệ đại học chính quy thuộc 8 ngành dẫn đầu xu hướng: Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử viễn thông, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Kỹ thuật xây dựng, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Đặc biệt, với chương trình đào tạo mở, linh hoạt, đánh giá, dự báo, xác định nhu cầu kỹ năng và quy mô lực lượng lao động. Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà xây dựng mô hình gắn kết các hội đồng kỹ năng với các chính sách về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia với mô hình đào tạo phù hợp gắn kết Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên.
- Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp và kiến thức cần biết
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi ứng dụng công nghệ AI với chủ đề “Sáng tạo thiệp tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”
- KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
- KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
- ĐIỂM CHUẨN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ 2023