Tìm hiểu 4 chuyên ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

Các chuyên ngành Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rất rộng, được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Vậy những chuyên ngành đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho mình bạn nhé!
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành học sử dụng hệ thống máy tính gồm có phần cứng, thiết bị ngoại vi để lưu trữ, truy xuất, truyền tải thao tác với nguồn dữ liệu hoặc thông tin. Công nghệ thông tin đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện đại, cải tiến sản xuất, thống kê, tính toán số liệu, vận hành và vô số những ứng dụng hữu ích khác.
Trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, các trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã thực hiện đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành thuộc khối ngành Công nghệ thông tin với 4 chuyên ngành sau:
1. Truyền thông Đa phương tiện
Khi nhắc đến thuật ngữ “multimedia” chắc ít ai mà không biết đấy là lĩnh vực gì, các vị trí công việc ra sao, sản phẩm thế nào … Đúng vậy, giữa thời đại truyền thông bùng nổ, sự lên ngôi của các nền tảng xã hội và sự thay đổi lớn trong nhu cầu tiếp cận truyền thông – giải trí, “multimedia” này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Từ những sản phẩm mang tính thực tế như: phim quảng cáo, viral clip, các bức ảnh lung linh, những đoạn phim chill chill – chất chất, cho đến phim ngắn, phim truyền hình, phim điện ảnh hay ở một hướng khác là các chương trình phát sóng trực tiếp, các event đình đám … đều có sự tham gia “chi phối” của ngành học này. Ở đó, ngôn ngữ, sáng tạo, đam mê, công nghệ hòa quyện vào nhau, rất bay bổng nhưng lại cho ra đời sản phẩm hết sức cụ thể, giúp doanh nghiệp “làm ra tiền”, giúp cá nhân tỏa sáng. Bởi, những sản phẩm đó là chắt lọc những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp hoặc mang lại những giá trị to lớn cho cộng đồng.
Là chuyên ngành đầy tiềm năng trong ngành Công nghệ thông tin, Truyền thông đa phương tiện cũng được đào tạo theo cách rất đặc biệt ngay từ năm nhất. Chú trọng yếu tố cảm xúc, nghệ thuật, kỹ thuật và tính chuyên nghiệp trong học và làm truyền thông, sinh viên được đào tạo rất kỹ các học phần Giáo dục cảm xúc, Cảm thụ nghệ thuật truyền thông và hàng loạt các module liên quan Sản xuất chương trình, Sáng tạo nội dung số,…và tất cả đều được vận hành các dự án ngay tại trường.
Để đáp ứng đủ nguồn kiến thức cho các bạn làm nghề, ngoài những giờ học lý thuyết chuyên ngành, Nhà trường thường xuyên mời những đạo diễn, đoàn làm phim, nhà sản xuất chương trình truyền hình, các nhân tố gạo cội trong ngành về trực tiếp giảng dạy cho sinh viên. Đây là những nhân vật thực chiến, giúp các bạn có góc nhìn về nghề nghiệp trong tương lai của mình một cách đúng đắn nhất.
2. Mạng máy tính và quản lý website
Trong ngành học này, sinh viên sẽ được học tập, nghiên cứu về lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin nói chung, Mạng máy tính và quản lý website nói riêng. Bên cạnh việc học các kiến thức cơ bản của công nghệ thông tin như nguyên lý hoạt động của máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, ngôn ngữ lập trình, phương pháp phát triển phần mềm,…, sinh viên sẽ được học các kiến thức về nguyên lý hoạt động của mạng Internet, các cơ chế truyền thông dữ liệu, phát triển các ứng dụng Internet và điện toán đám mây, IoT, các phương thức quản trị và đảm bảo an toàn an ninh mạng, …
3. Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Ngành tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người.
Kỹ thuật phần mềm là một ngành vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Vì vậy cơ hội việc làm vô cùng  rộng mở cho những bạn đam mê và theo ngành kỹ thuật phần mềm. Sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí như: Lập trình viên, các kỹ sư hệ thống phần mềm và kiểm tra sửa chữa phần mềm, chuyên viên kỹ thuật phân tích dữ liệu và thiết kế hệ thống thông tin… Cao hơn nữa là vị trí trưởng phòng kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật. Sinh viên dược đào tạo 4 năm sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn của các công ty phần mềm trong và ngoài nước.
4. Hệ thống thông tin
Khác với Công nghệ phần mềm, chuyên ngành Hệ thống quản lý thông tin với đặc thù chính là được áp dụng trực tiếp vào quá trình kinh doanh, gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ học được khả năng thiết kế, xây dựng, phân tích, triển khai và quản trị hệ thống thông tin, kiểm soát các vấn đề hiện có với mục đích cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học. Từ đó đề xuất nhiều phương án hiệu quả trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Cử nhân chuyên ngành Hệ thống thông tin có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như: Lập trình viên cơ sở dữ liệu, Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, tổ chức Đào tạo và kiểm định nghiệp vụ,…
Thông tin tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Mã ngành
  • Mã ngành: 7480201
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
  • Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
  • Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
  • Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
  • Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
  • Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
  • 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 273 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *