Kế toán – Kiểm toán là hai cái tên quen thuộc thường được nhắc đến khi lựa chọn ngành học và luôn đứng đầu trong danh sách đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Vậy ngành Kế toán Kiểm toán là gì? Ai nên học Kế toán Kiểm toán? Cơ hội việc làm ngành này như thế nào? Cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà theo dõi bài viết bên dưới để hiểu hơn về ngành học này nhé!
Ngành Kế toán – Kiểm toán là gì?
Chúng ta vẫn thường nhắc đến cái tên của hai ngành kế toán, kiểm toán song song với nhau. Nhưng thực chất, tính chất công việc của hai nhóm ngành này lại không hề giống nhau. Công việc của kế toán sẽ thực hiện trước công việc của các kiểm toán. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kế toán kiểm toán là gì, khác nhau như thế nào ở phần này của bài viết.
1. Ngành Kế toán Kiểm toán là gì?
Kế toán – Kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Hiểu một cách đơn giản nhất, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và nhiều tổ chức khác.
Trong khi đó kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Ở mức độ rộng hơn, bộ phận Kiểm toán – Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh tế của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nhà nước nói chung.
2. Ngành Kế toán – Kiểm toán được học những gì?
Sinh viên theo học ngành Kế toán – Kiểm toán được trang bị khối kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như: Tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, các kỹ năng chuyên môn cần thiết như: Đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán,…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống trong Kế toán – Kiểm toán,…
3. Cơ hội việc làm ngành Kế toán Kiểm toán như thế nào?
Là một ngành nghề có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp vì vậy mà cơ hội việc làm của ngành Kế toán – Kiểm toán vô cùng rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở các vị trí như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng,…
Kế toán trưởng; trưởng phòng kế toán; giám đốc tài chính – CFO; quản lý tài chính ở các tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; nghiên cứu viên; giảng viên; thanh tra kinh tế,…
Cơ hội làm việc ngành Kế toán – Kiểm toán
4. Mức lương của ngành Kế toán Kiểm toán hiện nay
Mức lương của các kế toán, kiểm toán hiện nay được đánh giá là ổn định và cao trên mặt bằng chung. Đối với các kế toán viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Mức lương khởi điểm sẽ từ 3.500.000 đến 5.000.000 đối với các công ty vừa và nhỏ. Đối với các công ty lớn hơn đòi hỏi kế toán có kinh nghiệm. Mức lương có thể dao động từ 6.000.000 đến 8.000.000 VNĐ một tháng. Nếu như vị trí của bạn tăng lên thì mức lương cũng sẽ tăng cao. Ví dụ vị trí kế toán trưởng có mức lương từ 10.000.000 đến 12.000.000 VNĐ.
Còn đối với mức lương của các kiểm toán viên sẽ dao động từ 15.000.000 đến 20.000.000 VNĐ một tháng. Đây là mức lương khởi điểm tại các doanh nghiệp cần đến bộ phận kiểm toán. Hầu hết các kiểm toán viên đều có kinh nghiệm lâu năm trong ngành kế toán. Họ theo học thêm mới được xét duyệt bằng kiểm toán. Chính vì vậy, mức lương này mới xứng đáng với vị trí công việc của họ.
5. Ai nên học ngành Kế toán – Kiểm toán
- Cẩn trọng và tỉ mỉ: Kế toán – kiểm toán là một ngành nghề thường xuyên phải làm việc với các con số. Đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì đôi khi chỉ vì một sai sót cũng có thể khiến công ty của bạn gặp rắc rối.
- Trung thực và trách nhiệm: Bạn cần phải giữ được thái độ trung thực vì trách nhiệm đặt lên bạn là rất lớn và công việc của bạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định của những người liên quan. Chính vì thế việc trung thực và trách nhiệm sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định mang tính chất lý tính là đúng đắn nhất.
- Lập kế hoạch và chịu được áp lực cao: Bên cạnh đó, khối lượng công việc của ngành kế toán – kiểm toán là cực kỳ lớn, đặc biệt trong giai đoạn cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Vì thế bạn cần có một kế hoạch cụ thể từng bước để xử lý công việc một cách hiệu quả và nhanh nhất. Tiếp theo đó là bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt để có thể cân bằng được công việc với cuộc sống cá nhân.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Công việc kế toán – kiểm toán liên quan rất nhiều đến các phần mềm văn phòng như words, excel, powerpoint,… và các phần mềm kế toán. Việc sử dụng thành thạo các phần mềm này sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trên đây những thông tin về ngành Kế toán Kiểm toán mà Đại học Quốc tế Bắc Hà mang đến nhằm giúp bạn có cái nhìn chính xác về ngành học, từ đó đưa ra định hướng chính xác trong tương lai. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về ngành học đừng ngại liên hệ ngay đến nhà trường để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé.