Chọn Ngành Mới Đầy Thử Thách Hay Quay Lại Với Ngành Cũ?

Hàng năm vào mùa tuyển sinh thì việc chọn trường chọn ngành luôn là vấn đề nan giải của phụ huynh học sinh. Trước đây, khi kinh tế còn chậm phát triển, công nghệ kỹ thuật chưa tiên tiến thì các bạn học sinh sẽ thường chú ý nhiều hơn đến những ngành học truyền thống đã có từ lâu ví dụ như ngành Kế toán hay Quản trị kinh doanh…
Nhưng với sự phát triển kinh tế những năm gần đây ở nước ta thì các ngành trên đang dần trở nên bão hòa và ít thí sinh lựa chọn hơn, thay vào đó là các ngành học mới đang được các bạn trẻ quan tâm nhiều bởi khả năng phát triển lâu dài của chúng trong tương lai, đặc biệt là các ngành về công nghệ thông tin và dịch vụ.
Đối với lĩnh vực công nghệ, hiện nay doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng rất nhiều, mức thu nhập trong lĩnh vực này cũng rất hấp dẫn. Vậy có nên mạo hiểm chọn ngành mới hay vẫn lựa chọn các ngành cũ?
Ngành Công nghệ thông tin 
Công nghệ thông tin là một nhóm ngành rộng lớn, với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số đó có Công nghệ phần mềm. Công nghệ phần mềm là một chuyên ngành thuộc khối ngành Công nghệ thông tin, chuyên nghiên cứu về phần mềm và hệ thống kỹ thuật máy tính. Cụ thể, chuyên ngành này tập trung nghiên cứu cơ sở dữ liệu, các nền tảng phần mềm cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống.
Khi theo học Công nghệ phần mềm, sinh viên được trang bị các kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và kiến thức chuyên sâu bao gồm: Xây dựng hệ thống thông tin; Lập trình các phần mềm máy tính, điện thoại di động, sàn thương mại điện tử, ứng dụng game; Phân tích và lập dự án triển khai các phần mềm ứng dụng.
Trong thời kỳ chạy đua công nghệ như hiện nay, Công nghệ phần mềm trở thành một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp ngành học này có cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập đáng kể.
 
Theo thống kê từ Topdev – trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm, thị trường lao động ngành Công nghệ phần mềm tại Việt Nam cần tới 500.000 lao động trong năm 2021, tuy nhiên số lượng đáp ứng chỉ đạt một nửa. Nhân lực của Việt Nam trong ngành này đang thiếu trầm trọng về cả số lượng lẫn chất lượng, trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng tăng cao.
Cử nhân ngành Công nghệ phần mềm có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống, trưởng nhóm phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên phân tích an ninh, cố vấn IT và an ninh mạng,…
Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử
Thương mại điện tử là lĩnh vực khá mới tại Việt Nam nhưng đang phát triển với tốc độ nhanh và hòa nhập cùng thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Trong những năm gần đây, nhu cầu thị trường lao động về ngành này đang có xu hướng tăng cao mở ra cơ hội việc làm cho những lao động chất lượng cao.
Thương mại điện tử là khái niệm chỉ giao dịch, mua bán nhờ các thiết bị điện tử thông minh có sử dụng Internet như các sàn điện tử Amazon, shopee, tiki, lazada, facebook,…Vậy Quản trị thương mại điện tử là ngành học về điều hành, quản lý sử dụng và vận hành các mô hình kinh doanh điện tử sinh lời trên Internet.
Đại học Quốc tế Bắc Hà vinh dự là một trong những trường đại học mở chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử nằm trong ngành Quản trị kinh doanh. Sinh viên khi học chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử này sẽ có các kiến thức và kỹ năng về quản trị và thực hành marketing điện tử, marketing mạng xã hội, kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet, kiến thức và kỹ năng thanh toán điện tử; kiến thức và kỹ năng về thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các thiết bị di động, phát triển hệ thống thông tin thương mại điện tử, quản trị tác nghiệp các hoạt động bán lẻ B2C,B2B và chuỗi cung ứng Internet, pháp luật thương mại điện tử,…
Chương trình đào tạo chuyên ngành này tại Đại học Quốc tế Bắc Hà luôn được sửa đổi và cập nhập theo xu hướng, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn đáp ứng được tính hiện đại và yêu cầu của các doanh nghiệp.
Nhà trường có mối quan hệ đối tác tin cậy và lâu năm với hơn 50 doanh nghiệp thương mại điện tử có uy tín hàng đầu Việt Nam trong tổ chức khóa đào tạo kỹ năng miễn phí cho sinh viên về Facebook, marketing, Google ads, SEO, truyền thông điện tử,… Ngoài ra, sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình gắn kết với các doanh nghiệp và tổ chức như Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Chương trình bệ phóng Digital 4.0 của Google, Hiệp hội ICT Code,… trong những năm theo học.
Học ngành mới không khó tại Đại học Quốc tế Bắc Hà
Với 16 năm kinh nghiệm và phát triển về giáo dục, Đại học Quốc tế Bắc Hà xây dựng chương trình và đào tạo ngành CNTT, Quản trị Thương mại điện tử. Trong quá trình hoạt động, Đại học Quốc tế Bắc Hà đã đào tạo rất nhiều sinh viên, hiện là nhân viên/quản lý thuộc các lĩnh vực về công nghệ tại nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Chương trình đào tạo tại Đại học Quốc tế Bắc Hà luôn cập nhật kiến thức, thông tin, công nghệ mới nhất của các ngành CNTT, Thương mại điện tử để lồng ghép vào quá trình giảng dạy và phù hợp với thực tiễn.
Cùng với phương pháp giảng dạy của được thiết kế theo từng chuyên đề có tính hệ thống và dễ dàng ứng dụng vào thực tế, giúp sinh viên tổng kết lại kiến thức đã học, giảng viên sẽ yêu cầu xây dựng nhóm học và làm đề tài theo từng bộ môn. Đó là những điểm thu hút, là lý do các ngành như CNTT, Thương mại điện tử ở Đại học Quốc tế Bắc Hà được nhiều sinh viên yêu thích và lựa chọn đầu tư cho tương lai.
Thông tin tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Mã ngành
  • Mã ngành: 7480201
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
  • Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
  • Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
  • Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
  • Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
  • Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
  • 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 273 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *